AN NGỌC CHI

285,000

TÚI THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN

  1.     Dạng thức sử dụng: túi lọc đựng thảo dược nghiền
  2.     Thành phần:
Gừng Gió Zingiber purpureum 
Lá lốt Piper lolot
Rì Rì Homonoia riparia
Thiên Niên Kiện Homalomena aromaticae
Long Não Cinnamomum camphora
Đinh hương Syzygium aromaticum
Thạch Xương Bồ Acorus gramineus
Ngũ Gia Bì Schefflera heptaphylla
Mua ngayGiao hàng toàn quốc , thanh toán tại nhà

Mô tả

  1.     Chứng nhận kiểm nghiệm và công bố mỹ phẩm

         + Công bố mỹ phẩm số: 4423/19/CBMP – HN

         + Chứng nhận kiểm nghiệm lành tính với da số: 361/CNKN – ĐHYHN

  1.     Thương hiệu:

         Hợp tác xã dược liệu cổ truyền H2O Việt Nam

                 Số 440 An Dương Vương, Tp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

                 VPĐD: số 2 (nhà 16) Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

         Được thành lập với mong muốn gắn kết giữa y học cổ truyền dân tộc và y học hiện đại với Hội đồng cố vấn gồm: các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà khoa học chuyên môn y, dược và các chuyên gia chiến lược thương hiệu, phát triển sản xuất. Ở HTX Dược liệu cổ truyền H2O Việt Nam được xây dựng và gắn kết trên nền tảng vững chắc của y học cổ truyền Việt Nam với việc khai thác các tri thức y dược học truyền thống của các dân tộc Việt, cùng với công nghệ y học hiện đại, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tinh chế và nâng tầm sản phẩm cổ truyền thành các sản phẩm tinh luyện, chất lượng, hiện đại, sang trọng và giá trị hữu ích cho sức khỏe khách hàng.

Với định hình một Hợp tác xã kiểu mới và mẫu mực, chúng tôi luôn xác định cho mình một văn hóa tổ chức với bản sắc tạo sự khác biệt. Triết lý tổ chức của chúng tôi được thể hiện qua khẩu hiệu “Khỏe đẹp từ gốc” và 5 giá trị cốt lõi (5C).

Ø  Chất lượng : Hướng đến chất lượng sản phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu

Ø  Chuẩn mực: Đảm bảo đầy đủ, nghiêm các quy định pháp luật và nghề nghiệp

Ø  Chia sẻ: Hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia và vì cộng đồng    

Ø  Chung tay: Cùng nhau gắn bó tạo thành một tổ chức đoàn kết, thống nhất

Ø  Chắp cánh: Vươn cao, xa, phát triển nhanh, mạnh trên nền tảng bền vững

Đây là các tài sản trí tuệ to lớn và sẽ là thế mạnh của HTX Dược liệu cổ truyền H2O Việt Nam trong việc phân phối, xuất khẩu sản phẩm và cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế thời đại 4.0 hiện nay.AN NGỌC CHI

  1. Y học cho ta biết điều gì về tầm quan trọng của bàn chân?

Sinh thời, Lão Tử từng nói: “Thiên lí chi hành, thủy vu túc hạ” ý nói đường đi nghìn dặm bắt đầu từ dưới bàn chân, để đi được xa, được lâu thì không thể không cần có một đôi chân khỏe mạnh, dẻo dai.

  Theo y học hiện đại thì dưới đôi bàn chân chứa đến ¼ số xương trong cơ thể với 52 xương, 66 khớp, 214 dây chằng, 38 cơ và gân, có tới 7000 đầu mút dây thần kinh. Hơn hết có nhiều đầu mút thân kinh thông với bán cầu đại não và có sự liên quan mật thiết giữa bàn chân và các vùng phản xạ khắp cơ thể. Phân vùng phản xạ của Bàn chân

Theo y học cổ truyền (YHCT) thì dưới lòng bàn chân của chúng ta có khoảng 60 huyệt đạo, 6 kinh mạch trong số 12 kinh mạch trong cơ thể và vô số các tụ điểm thần kinh liên kết tới tận trung khu đại não cho đến những cơ quan nội tạng ở bên trong cơ thể con người. Mỗi một cơ quan nội tạng như tâm (tim), can (gan), phế (phổi), thận,… đều tương ứng với mỗi huyệt đạo dưới lòng bàn chân.

  1. Lợi ích của việc ngâm chân

Theo YHCT, bàn chân được ví  như trái tim thứ 2 của cơ thể. Theo đó các hiểu quả nhất để chăm sóc đôi bàn chân là ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược ngâm chân sẽ thông được kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện  trao đổi chất, cơ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng, chữa được  nhiều  bệnh tật, hơn thế nữa còn giúp cơ thể thoải mái, ngủ ngon giấc, tinh thần sảng khoái.

Ngâm chân trước khi đi ngủ chữa 12 loại bệnh

         1, Mất ngủ

         2, Di tinh, xuất tinh sớm

         3, Giải trừ mỏi mệt

         4, Ðau gót và viêm khớp cổ chân

         5, Chấn thương vùng chân (ngoại trừ vết thương hở)

         6, Ðau răng do nhiệt

         7, Viêm tắc tĩnh mạch chân

         8, Ung nhọt vùng chân

         9, Phù chân

         10, Ðau ngứa mắt

         11, Chữa cao huyết áp, chóng mặt, hoa mắt

         12, Lạnh cóng vùng chân

                     (trích Lương y Bàng Cầm)

  1. Thành phần tuyệt vời tạo nên An Ngọc Chi

9.1    Gừng Gió

Gừng gió là một loại cây thuốc quý và còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan riềng dại, gừng giềng… Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho. Y học hiện đại cho rằng gừng gió có tác dụng kháng viêm, tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. Trong YHCT gừng có vị cay tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc YHCT, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Đặc biệt, từ xa xưa các thầy thuốc đã biết sử dụng củ gừng để cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau. Gừng là phương thuốc hữu hiệu chống lại virus cảm cúm với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa.

9.2    Lá Lốt

Theo YHCT, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm. Có nhiều công dụng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là bệnh về đau xương khớp. Theo y học hiện đại, lá và thân của lá lốt chứa nhiều ancaloit và tinh dầu, thành phần chính là beta-caryophylen. Đây là chất có tác dụng kháng viêm, trị lo âu, trầm cảm hiệu quả. Có tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí, giảm đau, trị đau lưng, đau chân, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu và chảy nước mũi tanh hôi kéo dài…

Có thể bạn chưa biết nhưng chữa đau nhức xương khớp chính là một trong những công dụng nổi bật của lá lốt đấy. Với thành phần có trong lá lốt mà loại lá này giúp cho xương khớp của bạn được dẻo dai hơn và giảm đau hiệu quả. Theo y học cổ truyền thì lá lốt có nhiều công dụng, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp mà bạn nên tham khảo. Với thành phần kháng khuẩn cũng như dược tính mà chúng làm giảm ngăn tiết tuyến mồ hôi dưới tay, chân và trị chứng  ra mồ hôi nhiều ở tay và chân hữu hiệu. Đây cũng là một trong những tác dụng của lá lốt được nhiều người biết đến và áp dụng hiện nay. Bên cạnh chữa bệnh đau nhức xương khớp và chứng ra mồ hôi tay, chân nhiều thì sử dụng lá lốt để ngâm chân còn có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết và tốt cho sức khỏe. Đồng thời, ngâm chân với loại lá trên còn giúp độc tố trong cơ thể sẽ được rút bớt ra nên bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và sức khỏe được tốt hơn. Chúng đặc biệt tốt cho những người đang mắc bệnh tiểu đường hay tim mạch,… Hơn thế nữa chính công dụng tăng cường lưu thông khí huyết mà sau khi ngâm chân xong thường mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu và tạo giấc ngủ sâu hơn cho bạn. Đây cũng là cách chữa mất ngủ, giúp tinh thần thoải mái, thư thái đang được nhiều người áp dụng hiện nay.

9.3    Rì Rì

         Cây Rì Rì hay Rù Rì là một cây thuốc quý thuộc họ Thầu dầu, cây đã được sử dụng từ lâu trong dân gian để làm thuốc chữa bệnh. Rễ có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm giải độc. Lá cây và quả có tính sát trùng mạnh được dùng để điều trị các vết thương, các vết loét, các bênh ngoài da.

         Thành phần nổi bật trong cây Rì Rì phải kể đến là dịch nhựa chứa toxalbumin có tác dụng sát trung tiêu viêm, trị mụn nhọt. Bên cạnh đó hầu hết các bộ phận của cây có chứa hàm lượng tannin cao, hợp chất này có khá nhiều ứng dụng trong điều trị, do có tính tạo tủa với protein, khi tiếp xúc với niêm mạc, tổ chức da bị tổn thương hay vết loét,… tanin sẽ tạo một màng mỏng, làm máu đông lại, ngừng chảy nên ứng dụng làm thuốc đông máu và thuốc săn se da. Tanin có tính kháng khuẩn, kháng virus, được dùng trong điều trị các bệnh viêm loét hoặc chữa vết loét do người bệnh nằm lâu. Tanin tạo kết tủa với các alcaloid và các muối kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, kẽm… nên làm giảm sự hấp thu của những chất này trong ruột, vì vậy được ứng dụng để giải độc.

9.4 Thiên Niên Kiện

Khi phân tích thành phần trong rễ cây thiên niên kiện, thì chúng chứa khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu thiên niên kiện màu vàng nhạt, mùi hương nhẹ, dễ chịu. Hợp chất có trong tinh dầu bao gồm 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este có tác dụng diệt nhiều loại trực khuẩn và ức chế virus gây mụn rộp. Ngoài ra còn có Sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic có tác dụng làm giảm nhanh, mạnh tình trạng nhức mỏi các gân xương, co quắp tê bại, giúp gân cốt khỏe mạnh.

Cây thiên niên kiện là một trong những cây thuốc nằm trong “sách gối đầu” trị bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống của các danh y đời nay. Theo sách y học cổ truyền ghi chép lại, rễ cây có vị đắng, cay, có hương thơm, tính ấm nên có tác dụng khử hàn, trừ khí, tiêu thũng, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Cây thiên niên kiện rất thích hợp để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, nhức mỏi vai gáy, đầu gối. Nhờ có chứa một hàm lượng lớn các chất có tác dụng giảm đau và các loại tinh dầu, Thiên Niên Kiện có tác dụng lớn trong việc chữa trị phong thấp, chỉ thống tiêu thũng, đau nhức khớp, phòng hàn thấp.

9.5    Long Não

Cây Long não hay còn gọi là Rã hương có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, thuốc loại cây thuốc quý. Đề cập tới tác dụng của cây Long não tới sức khỏe con người theo YHCT, hầu hết các bộ phận của cây Long não đều có thể cất tinh dầu dùng trong công nghiệp và y dược. Long não có vị cay, thơm, tính hơi ấm, có tác dụng thông kinh lạc, làm ra mồ hôi, tinh dầu có trong gỗ còn có tác dụng tiêu viêm giải độc.

Theo y học hiện đại Tác dụng đối với trung khu thần kinh, Long não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Trên da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê. Bên cạnh đó Long não có tác dụng hưng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhưng với liều thông thường không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong một số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hưng phấn.

9.6    Đinh hương

Theo y học hiện đại, cây Đinh hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, C, D, E, K, canxi, kali, protein, kẽm, folate và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa… Ngoài ra, Đinh hương còn có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol (khoảng 70 – 90%). Eugenol còn có tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau.

Theo y học cổ truyền, cây Đinh hương có vị cay, có mùi thơm và tính ôn, do thường được dùng để làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương, chữa bệnh đau bụng, chữa nấc, tăng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa đau nhức xương khớp, giảm đau, giảm viêm.

Đinh hương là một liệu pháp tự nhiên loại bỏ stress rất hiệu quả. Tinh dầu Đinh hương có tác dụng kỳ diệu trong việc kích thích tâm lý và loại bỏ sự căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần. Mùi thơm của tinh dầu Đinh hương có thể khiến cơ thể cảm thấy thư thái, hưng phấn, thoải mái và dễ chịu hơn. Vì vậy, tinh dầu Đinh hương rất tốt cho những người mắc bệnh mất ngủ, trầm cảm

Đinh hương có tính sát trùng rất cao. Do đó, dầu Đinh hương thường được dùng để điều trị các vết thương, vết cắt, ghẻ, nấm, nhiễm trùng, vết côn trùng cắn và đốt.

         Cây Đinh hương chứa rất nhiều eugenol, có tác dụng gây mê, gây tê dây thần kinh và giảm đau. Do đó, cây Đinh hương có tác dụng loại bỏ đau đầu khá hiệu quả, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng đấy.

9.7    Thạch Xương Bồ

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam: Thạch xương bồ có chừng 0,5 – 0,8 tinh dầu, trong tinh dầu có chừng 86% asaron, một ít chất phenol và acid béo. Có tác dụng an thần, tinh dầu có tác dụng gây ngủ. Dịch chiết xuất nồng độ cao của thuốc có tác dụng ức chế nấm gây bệnh ngoài da.

Theo YHCT Thạch xương bồ có vị đắng, cay, rất ôn, không độc. Làm cho chân tay thấp tê co duỗi được, bôi dán ung nhọt, phát bối, tiêu được thũng độc, hạ khí, trừ buồn phiền, diệt cổ độc, khỏi nhọt lở, tiêu màng mắt, trừ phong ở đầu, khai Tâm Phế, phát thanh âm, thông khiếu, thêm trí khôn, chữa tai ù, tai điếc, són đái, đi tiểu luôn, đau bụng, chạy cuồng thì mau kiến hiệu, thai động muốn sẩy thì yên được, chứng tích nhiệt của ôn ngược không giải thì nấu nước Xương bồ cho đặc mà tắm gội, dùng độc vị nấu với Rượu chữa huyết hải hư yếu và hậu sản ra huyết mãi không thôi, dùng bột rắc vào dường nằm thì giải độc khắp mình. Những mụn lở không ngứa phát đau đều do khởi phát từ dương khí ra, Thạch xương bồ vị cay đạt được ra bốn bên, chạy tới các khiếu làm tán kết, thông lợi là thuốc chủ yếu của 2 kinh Tâm, Tỳ. Lại nói: bổ 5 tạng, uống lâu tăng tuổi thọ và nâng cao chí khí.

9.8    Ngũ Gia Bì

  Trong cây Ngũ gia bì có chứa nhiều hợp chất có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh. Nổi bật hơn cả là trong thịt quả và vỏ thân có heterozit A, B, C và E hàm lượng cao. Tác dụng của các heterozit này tương đồng với một số heterozit có trong nhân sâm, vì vậy có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

  Ngũ gia bì có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm, tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao. Điều tiết nội tiết rối lọa, điều tiết hồng bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc. Hơn thế nữa ngũ gia bì còn giúp an thần, do có khả năng điều tiết sự cân bằng giữa hai quá trình của trung khu thần kinh là hưng phấn và ức chế. Điều đặc biệt là tuy có tác dụng hưng phấn nhưng lại không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi sử dụng cây ngũ gia bì làm đẩy nhanh quá trình hình thành kháng thể cùng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng. Một số hoạt chất có trong Ngũ gia bì còn có khả năng kháng tế bào ung thư, kháng virus, điều chỉnh làm tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra còn có một số tác dụng hay phải kể đến như kháng viêm cả trường hợp cấp và mãn tính, giãn mạch giúp tăng lưu lượng máu ở các động mạch vành từ đó làm giảm huyết áp, chữa đau nhức xương khớp, bổ can thận, khu phong, hóa thấp.

  1. Sự khác biệt trong công dụng của An Ngọc chi

   Bài thuốc ngân chân An Ngọc Chi là bài thuốc cổ truyền của người Dao Quần Chẹt. Gồm hơn 10 vị thảo dược, trong đó có chứa 8 vị quý hiếm và có tác dụng nổi bật như: gừng gió, lá lốt, rì rì, thiên niên kiệt, long não, đinh hương, thạch xương bồ, ngũ gia bì. An Ngọc Chi an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, từ người già, người trẻ, các mẹ bầu mẹ sau sinh – sản phẩm đã được chứng nhận là không gây kích ứng da bởi Đại học Y Hà Nội (số 361/CNKN – ĐHYHN).

         Khi sử dụng An Ngọc Chi sẽ tạo ra một kích thích lành tính, làm hưng phấn các trung tâm phản xạ tại bàn chân, qua đó làm ấm, thư giãn bàn chân, giảm thiểu các bệnh đau nhức, sưng phù, lấy lại sự dẻo dai cùng cảm giác thư giãn, an tâm về đôi bàn chân sạch thơm.

         Ngâm chân bằng thảo dược An Ngọc Chi, các tinh chất có trong dược liệu sẽ ngấm và tác động trực tiếp lên da, niêm mạc, giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm, kháng khuẩn cũng như giảm biến chứng và phòng ngừa bệnh cảm lạnh.

         Khi ngâm chân bằng nước thảo dược An Ngọc Chi, các triệu chứng mất ngủ khi cũng sẽ được cải thiện, giấc ngủ sâu và ngon hơn rất nhiều. Đồng thời giúp nhuận sắc khí, làm đẹp da từ bên trong , đem lại cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng cho toàn bộ cơ thể.

   Trong quá trình ngâm chân bằng thảo dược An Ngọc Chi nên kết hợp massage sẽ có tác dụng kích thích các huyệt thần kinh ở chân. Thúc đẩy vận hành khí huyết trong cơ thể, đồng thời làm ấm các cơ quan bên trong, điều tiết các chức năng của chúng. Đặc biệt là tăng cường và thúc đẩy điều tiết chức năng của dạ dày, ruột non. Qua đó, giúp phòng và trị bệnh một số bệnh lý đường tiêu hóa.

   Phụ nữ mang thai thường xuất hiện triệu chứng phù nề, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Khi sử dụng thảo dược An Ngọc Chi để ngâm chân, các triệu chứng này cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.

   Nước thảo dược ngâm chân An Ngọc Chi còn có nhiều tác dụng khác như chữa chứng đau gót, nứt gót, viêm khớp cổ chân, viêm tắc tĩnh mạch chân, ngừa hôi chân, mồ hôi chân, mồ hôi tay, chứng lạnh chân tay,…

   Căng thẳng và stress ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người như làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột tử), rối loạn thần kinh (trầm cảm, mất ngủ..), giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp của cơ thể. Vậy làm thế nào để giảm stress. Một trong những thủ thuật để giảm stress là massage và trị liệu bằng thuốc ngâm chân. Khi ngâm chân trong dịch thuốc kết hợp với các động tác massage chân nhẹ nhàng sẽ giúp không chỉ bàn chân mà cả cơ thể của bạn được thư thái. Hương thơm thảo dược 100% tự nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy như đang ở giữa núi rừng, một cảm giác sảng khoái, thanh bình sẽ bao trùm lên tâm hồn, và những mệt mỏi, căng thẳng sẽ tiêu tan.

  1. Sử dụng An Ngọc Chi sao cho hiệu quả

         Bước 1: Lấy một túi lọc thảo dược cho vào bồn ngâm chân, đổ nước mới đun sôi ngập túi thảo dược và chờ trong khoảng 3 – 5 phút cho tinh chất trong thảo dược được thôi ra hết.

         Bước 2: Hòa thêm nước lạnh để nhiệt độ nước ngâm khoảng 400C, sau đó tiến hành ngâm chân thư giãn khoảng 20 – 30 phút (nước nguội có thể đổ thêm nước nóng vào).

         Bước 3: Dùng khăn sạch thấm và để chân khô thoáng trong 3 – 5 phút.

Lưu ý:

  •         Mỗi túi lọc thảo dược 20g dùng cho 4 – 6l nước ngâm.
  •         Không ngâm chân trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
  •         Không ngâm chân khi bật máy lạnh, quạt và nơi có gió lùa.
  •         Không chà xát vào bàn chân trong quá trình ngâm.
  •         Không nên ngâm nước với nhiệt độ quá cao (nhiệt độ tối ưu là 37- 420C).

·         Ngâm chân tốt nhất trước khi đi ngủ khoảng 1giờ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “AN NGỌC CHI”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *