Mô tả
An Phục Xoang
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Công dụng
- Làm sạch mũi xoang theo cơ chế kích thích niêm mạc mũi xoang tăng xuất tiết, đào thải dịch viêm nhanh, do đó giúp giảm nguy cơ dị ứng, giảm các yếu tố gây viêm, làm thông thoáng vùng mũi xoang.
- Hỗ trợ và làm giảm nguy cơ tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên người cơ địa dị ứng. Hỗ trợ quá trình làm lành và khôi phục lại cơ chế sinh học tự nhiên của niêm mạc mũi, xoang.
- Giúp giảm các triệu chứng khó chịu như: tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng,…
Đối tượng sử dụng
- Người có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính
- Người có biểu hiện tắc nghẹt mũi, nhức các vùng trên mặt, trán.
- Dịch mủ, đờm thường xuyên có ở mũi, họng.
- Suốt ngày sụt sịt, hắt xì, ngạt mũi khó thở.
Cách dùng
Xịt rửa mũi luôn là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả trong viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Mục đích của việc xịt rửa mũi hàng ngày giúp làm sạch dị vật, tác nhân dị ứng trong xoang, hạn chế kích ứng xoang. Nên sử dụng An Kiện Xoang xịt rửa mũi hàng ngày kết hợp cùng nước muối sinh lý để sát khuẩn sạch xoang.
Nhỏ 2-3 giọt dung dịch nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy trong mũi, sau đó xì mũi nhẹ nhàng để làm sạch 2 hốc mũi. | |
Lắc đều lọ dung dịch An Kiện Xoang vài lần
Đặt ống xịt nằm giữa ngón trỏ và ngón giữa. Ngón cái giữ chắc đáy lọ. Ấn xịt vài lần tới khi thấy các hạt nước phân tán đều trong không khí |
|
Bịt một bên cánh mũi
Để đầu ống xịt vào mũi còn lại khoảng 1cm, ấn xịt 1-2 lần để luồng sương dung dịch xịt phun ra khi hít vào. Thực hiện tương tự với bên mũi kia. Mỗi ngày xịt 2-3 lần cho hiệu quả tối ưu. |
Lưu ý:
– Phải xịt cả hai bên với lượng tương đương
– Sau khi xịt không nên xì mũi; rửa mũi, nhỏ mũi bằng các dung dịch khác gây giảm tác dụng của dung dịch An Kiện Xoang.
– Dùng đều đặn theo hướng dẫn trong vòng 4 – 6 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp lên sản phẩm.
Thời gian sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Quy cách đóng gói: 1 lọ xịt 15 ml/ hộp
VIÊM XOANG
– Khái niệm:
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.
Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm.
Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Xoang bị viêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh là xoang sàng. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 – 5 tuổi.
Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn. Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hoá chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp… là những yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
- Viêm xoang hàm.
- Viêm xoang sàng.
- Viêm xoang trán.
- Viêm xoang bướm.
- Viêm nhiều xoang một lúc.
– Nguyên nhân:
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số yếu tố chung nhất như sau:
+ Do môi trường ô nhiễm: khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang…
+ Do cơ địa dị ứng: Dị ứng hóa chất, thức ăn biển chất kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xoang bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
+ Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
+ Vệ sinh kém: không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
+ Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
– Triệu chứng:
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
+ Đau nhức: Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
- Xoang hàm trên: nhức vùng má.
- Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
- Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
- Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
+ Chảy mũi:
- Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
- Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
- Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
- Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
+ Nghẹt mũi: có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
+ Mất khứu giác (điếc ngửi): ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
– Những biến chứng nguy hiểm của viêm xoang:
Một trong những lý do khiến viêm xoang trở nặng và khó điều trị chính là tâm lý chủ quan của người bệnh. Thực tế, bệnh có thể tác động và gây nên hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm như:
- Biến chứng ở mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mi mắt, áp xe túi lệ, viêm mô liên kết quanh hốc mắt…
- Viêm họng mãn tính
- Viêm phế quản mãn tính
- Viêm màng não
- Áp xe não, viêm não
- Biến chứng xương
- Viêm tắc tĩnh mạch hang
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.